Quy trình và thủ tục xây lắp trạm biến áp
Có rất nhiều câu hỏi gọi đến chúng tôi về những thủ tục cần thiết để lập trạm biến áp phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Dưới đây là câu hỏi cụ thể của một khách hàng gửi đến “Tôi muốn lắp trạm biến áp riêng, vậy cần thủ tục gì? Đường dây trung thế ai có trách nhiệm phải đầu tư? Nếu tôi phải đầu tư thì 1km đường dây 10 kV bao nhiêu tiền? “. Dưới đây thông tin cần thiết hy vọng giải đáp những thắc mắc của độc giả.
Trường hợp 1: Xây lắp trạm cho sản xuất kinh doanh khách hàng cần đăng ký nhu cầu với sở điện lực địa phương cấp huyện trở lên. Khi đơn đăng ký được thông qua, thì điện lực khu vực và khách hàng sẽ tiến hành trao đổi, đưa ra các phương án, điều khoản,… khi nhận được sự đồng thuận từ cả hai phía sẽ tiến tới ký kết hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết, điện lực khu vực sẽ triển khai xây lắp trạm biến thế theo như điều khoản được ký kết.
Trường hợp 2: Xây lắp trạm biến thế cho khu dân cư, khu đô thị… Việc thực hiện cần tuân thủ theo quy hoạch của thành phố, địa phương, khu đô thị được thành phố duyệt trước đó. Trong trường hợp khu chung cư đô thị muốn xây lắp trạm biến áp để đảm bảo sự ổn định của mạng lưới điện thì ban quản lý dự án cần sự đồng ý của tập thể hộ dân sinh sống và thỏa thuận xây lắp với điện lực khu vực. Việc xây dựng và các quy định cũng giống như với xây lắp trạm biến thế cho khu dân cư.
Quy trình xây lắp TBA doanh nghiệp công ty phải tuân theo những thủ tục bắt buộc như sau:
1. Giấy đề nghị mua điện/Công văn đề nghị mua điện
2. 01 bản sao của một loại giấy tờ xác định địa điểm mua điện.
Giấy tờ xác định địa điểm mua điện có thể là một trong các giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú; hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; hoặc Hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở đối với khách hàng sinh hoạt); hoặc Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất; hoặc Hợp đồng thuê địa điểm (đối với Khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt).
3. 01 bản sao của một loại giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện đối với khách hàng ngoài sinh hoạt.
Giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện đối với khách hàng ngoài sinh hoạt có thể là một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc Quyết định thành lập đơn vị.
Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bán lẻ điện tại vùng nông thôn, miền núi mua điện từ lưới phân phối có tổng công suất máy biến áp từ 50 KVA trở lên phải có Giấy phép hoạt động điện lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
4. Hồ sơ đề nghị đấu nối theo quy định của Bộ Công Thương, bao gồm:
– Hồ sơ đề nghị đấu nối nêu tại phụ lục 2 của quy trình này;
– Sơ đồ nguyên lý các thiết bị chính sau điểm đấu nối;
– Tài liệu kỹ thuật về trang thiết bị dự định đấu nối, thời gian dự kiến hoàn thành dự án, số liệu kinh tế kỹthuật của dự án đấu nối.
Sau khi Điện lực thực hiện khảo sát sẽ tiến hành thỏa thuận đấu nối, điểm đấu nối sau khi thỏa thuận là cơ sở để xác định ranh giới đầu tư của Điện lực và khách hàng.
Chi phí đầu tư 1km đường dây 10 kV phụ thuộc vào kết quả khảo sát để lập phương án thi công cũng như chất lượng của vật liệu và thiết bị. Bạn có thể làm việc với Điện lực sở tại để xem xét lựa chọn dịch vụ trọn gói hoặc thuê một công ty chuyên về thiết kế thi công các công trình điện thực hiện các công việc này.
Trân trọng !
Thủ tục lắp trạm biến ápĐể trạm biến áp được vận hành tốt trong suốt quá trình sử dụng thì việc lựa chọn được máy biến thế điện lực cũng rất quan trọng. Cùng với xu hướng phát triển của Máy biến áp ngày nay cũng cần sự ổn định, tiết kiệm và thân thiện môi trường. Chúng tôi hiện đang phát triển dòng máy biến áp thế hệ mới tiết kiệm năng lượng, để biết thêm thông tin độc giả có thể gửi yêu cầu tới Email: thietbimaybienap@gmail.com hoặc gọi trực tiếp số hotline: 0975613163.
Tìm hiểu thêm: