Để máy biến áp điện lực vận hành an toàn ổn định không chỉ phụ thuộc vào công tác chế tạo, lắp đặt của thương hiệu sản xuất máy mà còn phụ thuộc vào cá nhân, tổ chức vận hành máy biến thế đó. Trong suốt thời gian sử dụng máy cần được kiểm tra đều đặn và bảo dưỡng định kỳ kỹ lưỡng để đảm bảo máy được vận hành an toàn, ổn định. Bài viết này chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình nhiều năm công tác trong lĩnh vực máy điện của chúng tôi.
Mục lục
Nguyên nhân gây hư hỏng máy biến áp.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc của máy trong đó quan trọng nhất là tác động của oxy và độ ẩm trong không khí lên cách điện máy biến thế. Trong quá trình hoạt động nhiệt độ cao làm quá trình oxy hóa tăng nhanh kết quả tạo sản phẩm axit, nước và chất lắng cặn. Axit, chất cặn làm giảm chất lượng giấy cách điện, nước làm giảm chất lượng dung môi.
Thứ hai là máy biến thế là thiết bị điện đơn giản làm việc chắc chắn cho nên người sử dụng thường chủ quan quên không kiểm tra bảo dưỡng. Đến khi xảy ra sự cố mới khắc phục gây nên những chi phí sửa chữa tốn kém. Dưới đây là thống kê những yếu tố gây hư hỏng trong máy biến áp trong đó việc cần duy trì vận hành bảo dưỡng máy biến áp định kỳ khá quan trọng.
Thống kê các nguyên nhân gây hư hỏng máy biến áp:
- Thiết kế, chế tạo kém hiệu quả: 40%
- Quá trình lão hóa: 10%
- Bảo dưỡng kém chất lượng: 30%
- Vận hành bất lợi: 20%
Biểu đồ biểu thị tỷ lệ % nguyên nhân hư hỏng máy biến áp
Quy trình vận hành máy biến áp
Máy cần kiểm tra tổng thể máy và các phụ kiện, thiết bị bảo vệ đi kèm trước khi đưa vào vận hành
- Kiểm tra độ chắc chắn các đầu sứ cao áp, hạ áp, các guzong bắt sứ, các vị trí nối của dây dẫn.Kiểm tra bề mặt vỏ máy có bị bóp méo, sứ cách điện có bị vỡ không.
- Kiểm tra hệ thống điện có đúng sơ đồ đấu nối không, các thiết bị bảo vệ có đúng thông số thiết kế không?
- Kiểm tra mức dầu trong bộ điện từ và mức dầu trong bộ chia điện áp có đủ không?
- Kiểm tra các đầu nối đất có an toàn và chắc chắn không?
- Kiểm tra độ kín của máy có chỗ nào bị rò rỉ không ?
- Kiểm tra trụ đỡ máy biến điện áp có bị nghiêng, có chắc chắn, vỏ máy có được nối với hệ thống tiếp đất, kẹp chì con nguyên không ?
Quản lý vận hành:
Thực hiện công tác quản lý vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây & TBA đúng theo quy định tại: Quyết định 2666; Quy trình Quản lý vận hành, bảo dưỡng trạm biến áp phân phối và Quy trình vận hành, kiểm tra & Bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung áp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành, cụ thể:
1. Các loại kiểm tra và chu kỳ kiểm tra:
Đối với đường dây trung áp:
- Kiểm tra định kỳ ngày: Tối thiểu 01 lần/ 01 tháng;
- Kiểm tra định kỳ đêm: Tối thiểu 01 lần/ 03 tháng (01 quý), kiểm tra khi trời tối
- và vào giờ cao điểm;
- Kiểm tra đột xuất: Trước và sau khi có lụt bão, trước dịp lễ, tết và những ngày quan trọng;
- Kiểm tra sự cố: Ngay sau khi xảy ra sự cố;
- Kiểm tra dự phòng (thí nghiệm định kỳ):
- Đo điện trở tiếp địa lặp lại trên lưới: Định kỳ một lần/3năm đối với tiếp địa đường dây (riêng khu vực nhiều giông sét 1 lần/năm);
- Đo nhiệt độ mối nối, mối cầu:
- Định kỳ 1 lần/năm đối với đường dây có I <30%*Iđm.
- Định kỳ 1lần/6tháng đối với đường dây có 30%*Iđm< I <60%*Iđm.
- Định kỳ 1lần/3tháng đối với đường dây cỏ I >60%*Iđm.
- Thí nghiệm các thiết bị đóng cắt (Recloser, LBS, LBFCO, FCO, DS, LTD, CB): 03 năm một lần;
Công tác kiểm tra dự phòng: Chi phí nhân công tháo, lắp thiết bị để thí nghiệm định kỳ thì đơn vị QLVH chịu, còn chi phí thí nghiệm các thiết bị thì chủ tài sản chịu.
2. Đối với trạm biến áp:
Kiểm tra định kỳ ngày: Trạm từ 80% tải hoặc từ 250kVA trở lên: 1 tháng/1 lần; các TBA còn lại: 3tháng/1 lần;
- Kiểm tra định kỳ đêm: Tối thiểu 03 tháng một lần vào giờ cao điểm tối cho tất cả các trạm;
- Kiểm tra bất thường:
- Kiểm tra trước và sau khi có lụt bão, trước dịp lễ, tết và những ngày quan trọng;
- Kiểm tra mỗi ngày một lần trong các trường hợp sau:
- MBA quá tải: Kiểm tra vào thời điểm tải cao nhất;
- TBA có dấu hiệu bất thường;
(Phải có văn bản thông báo các khiếm khuyết lưới điện cho khách hàng có biện pháp xử lý, trong thời gian chưa xử lý xong thì đơn vị QLVH phải thực hiện kiểm tra theo quy định nêu trên);
- Kiểm tra sự cố: Kiểm tra ngay sau khi xảy ra sự cố, xác định nguyên nhân gây ra sự cố và khắc phục kịp thời;
- Kiểm tra dự phòng (thí nghiệm định kỳ):
- Thí nghiệm mẫu dầu MBA: 03 năm một lần;
- Thí nghiệm tụ bù: 03 năm một lần;
- Thí nghiệm LA: 01 năm một lần;
- Thí nghiệm các thiết bị đóng cắt (FCO, CB, …): 03 năm một lần;
- Đo điện trở tiếp trạm: Định kỳ 1 lần/năm đối với tiếp địa TBA;
Công tác kiểm tra dự phòng: Chi phí nhân công tháo, lắp thiết bị để thí nghiệm định kỳ thì đơn vị QLVH chịu, còn chi phí thí nghiệm các thiết bị thì chủ tài sản chịu;
Tất cả những khiếm khuyết được phát hiện trong quá trình kiểm tra đường dây và TBA đều phải được thông báo đến khách hàng biết để có xử lý kịp thời
để có biện pháp theo dõi, xử lý hoặc đề nghị xử lý;
Đơn vị quản lý vận hành phải có biện pháp xử lý ngay các tồn tại có khả năng gây sự cố. Những tồn tại khác phát hiện trong quá trình kiểm tra, thí nghiệm chất lượng VTTB không đạt tiêu chuẩn vận hành thì đơn vị phải thông báo cho chủ tài sản biết để có kế hoạch mua sắm VTTB xử lý trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo vận hành an toàn;
Sau khi khách hàng xử lý xong các khiếm khuyết phải có biên bản nghiệm thu.
Hướng dẫn bảo dưỡng máy biến áp.
Nội dung kiểm tra:
- Màu sắc bột hút ẩm (silicagel) sẽ đổi từ màu xanh da trời sang màu hồng khi hút ẩm. kiểm tra mức dầu trong bình dầu phụ nếu thiếu cần bổ xung thêm.
- Các sứ cách điện có sạch không, có bị rạn nứt không. Tình trạng của cáp, các thanh đà và dây tiếp đất, các đầu cốt nối có chặt không. Trong quá trình vận hành máy sẽ chịu sự rung lắc vì vậy các đầu nối mềm cơ khí dễ bị long.
- Nghe tiếng kêu của máy có bình thường không, nếu trong quá trình xuất hiện tiếng kêu lạ cần tháo ruột kiểm tra bên trong.
- kiểm tra thiết bị giảm áp, phòng nổ kính phải còn nguyên vẹn. các thiết bị bảo vệ quá dòng, quá áp, rơ le bảo vệ….
- Nếu máy đặt trong phòng phải kiểm tra cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió, lưới chắn bảo vệ.
- Nếu đặt máy ngoài trời cần xem xét cỏ mục chung quanh và dọn dẹp cỏ khô.
- Kiểm tra các trang bị phòng cháy chữa cháy, các thiết bị phụ, hệ thống dây dẫn…
- Hàng năm phải kiểm tra dầu cách điện 1 lần.
Ngoài ra với từng loại thiết bị chúng ta cần có sự kiểm tra cụ thể các yếu tố liên quan, đặc với từng loại máy biến thế ta cần có những yêu cầu cụ thể trong vận hành bảo dưỡng máy biến áp.
1. Với máy biến áp dầu:
- Khảo sát tổng quan, phân tích đánh giá tình trạng hoạt động của MBA.
- Thực hiện vệ sinh chuyên nghiệp tổng thể MBA.
- Thử nghiệm mẫu dầu định kỳ.
- Cải thiện khâu thiết kế, lắp đặt MBA cho phù hợp với yêu cầu vận hành.
- Châm dầu đúng chủng loại dầu máy biến áp khi MBA bị hụt dầu vận hành.
- Vệ sinh và siết lực lại các đầu cốt, mối nối cáp phía cao áp và hạ áp.
- Kiểm tra giá trị cách điện của MBA ở các thành phần: cao áp – vỏ, cao áp – hạ áp và hạ áp – vỏ.
- Vệ sinh vỏ và sứ, kiểm tra cáp ở đầu nhất thứ, nhị thứ.
- Kiểm tra nhiệt độ dầu MBA, kiểm tra hoạt động của bộ điều khiển.
- Tư vấn, gia cố mặt bằng trạm cho phù hợp với sự vận hành ổn định MBA.
- Kiểm tra bộ nguồn AC, DC vệ sinh tủ điều khiển, các board mạch của bộ chuyển nấc.
2. Với máy biến áp khô:
- Khảo sát tổng quan, phân tích, đánh giá tình trạng hoạt động của MBA.
- Kiểm tra phần cáp phía cao áp, hạ áp và lõi từ MBA xem có hiện tượng cháy, nám không để đưa ra phương pháp bảo trì phù hợp.
- Thực hiện vệ sinh chuyên nghiệp tổng thể MBA.
- Vệ sinh phần cao áp, hạ áp, lõi từ MBA, quạt làm mát.
- Siết lực lại toàn bộ đầu dây phía cao áp và hạ áp của MBA.
- Kiểm tra nhiệt độ vận hành của MBA.
Lời kết
Máy biến áp là một thiết bị điện quan trọng, sử dụng trong hệ thống lưới điện lớn, chính vì vậy quy trình bảo dưỡng máy biến áp phải được thực hiện theo đúng thời gian quy định, các bước bảo dưỡng cũng phải được diễn ra theo đúng thứ tự để tránh gây sai sót hay xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng. Nếu các bạn cần tìm công ty tư vấn vận hành và bảo dưỡng máy biến áp, xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi Máy biến áp Đông Anh để được tư vấn!