Tủ ATS là gì

Sự cố về nguồn điện có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế và về sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, vì vậy cần có một giải pháp để duy trì nguồn điện liên tục cho hệ thống điện được hoạt động xuyên suốt.
Giải pháp dùng tủ ATS kết hợp với máy phát dự phòng sẽ giải quyết được vấn đề trên. Bài viết này tìm hiểu về tủ điện ATS là gì ? cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của tủ điện ATS, bạn đọc cùng tìm hiểu nhé.

Tủ điện ATS là gì ?

Tủ ATS hay còn gọi là tủ đổi nguồn tự động là thiết bị đảm bảo cho hệ thống điện nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà… được duy trì liên tục, ổn định khi có sự cố về điện như mất điện, mất pha, mất trung tính, ngược pha…
ATS ( Automatic Transfer Switch) sẽ tự động chuyển đổi nguồn từ nguồn chính (nguồn điện từ lưới) sang nguồn dự phòng thường là máy phát. Tủ ATS được sử dụng rất rộng rãi trong khu công nghiệp, nhà máy,trung tâm thương mại, tòa nhà cao ốc, sân bay…

Cấu tạo tủ điện ATS

Gồm 3 phần chính: thân vỏ, hệ thống điều khiển và giám sát, hệ thống mạch lực phân phối điện.
1.Vỏ tủ: có nhiệm vụ bảo vệ các thiết bị điện bên trong, được làm bằng Inox hoặc bằng thép sơn tĩnh điện. Mặt ngoài của cánh tử được lắp các thiết bị đo, đèn báo, màn hình giao diện. Kích thước của tủ tùy thuộc vào thiết kế, công suất của máy.
2.Hệ thống điều khiển: gồm các thiết bị, contactor, rơle thời gian, PLC có nhiệm vụ điều khiển tự động thiết bị đóng ngắt khi có sự cố điện xảy ra.
3.Hệ thống chuyển mạch: được thiết kế cho hai chế độ là tự động hoặc bằng tay gồm các thiết bị đóng cắt công suất lớn.
4.Hệ thống thanh cái đồng dẫn điện: dùng cho hệ thống mạch lực của ATS, tùy theo dòng điện định mức mà thanh cái được thiết kế phù hợp.

Sơ đồ cấu tạo tủ điện ATS
Sơ đồ cấu tạo tủ điện ATS

Nguyên lý hoạt động tủ ATS

Khi hệ thống điện chính gặp sự cố như mất điện, mất pha, ngược pha… Lúc này hệ thống trên ATS tác động:
Đầu tiên sẽ ngắt nguồn điện lưới cung cấp cho phụ tải
Sau đó kích hoạt hệ thống nguồn dự phòng, thường là máy phát
Khi máy phát hoạt động ổn định, hệ thống chuyển nguồn điện máy phát cho phụ tải. Nguồn dự phòng được cấp cho từng khu vực ưu tiên.
Khi điện lưới được cấp ổn định trở lại, ATS chuyển tín hiệu cho dừng hoạt động máy phát. sau đó chuyển sang hệ thống điện lưới.

Kết nối hệ thống ATS
Kết nối hệ thống ATS

Phân Loại tủ ATS

Tủ ATS thường có 3 dạng:
Tủ ATS tích hợp (Compact)
Tủ ATS dùng ACB, MCCB
Tủ ATS dùng contactor

Lựa chọn tủ điện ATS

Việc lựa chọn hệ thống tủ ATS phù hợp với yêu cầu sử dụng thì cần quan tâm đến yếu tố sau:
công suất của trạm biến áp cung cấp cho hệ thống phụ tải
Những khu vực cần ưu tiên cung cấp điện khi mất điện nguồn chính cần xác định phụ tải, từ đó đưa ra được lựa chọn công suất máy phát.
Lựa chọn vị trí lắp đặt hệ thống phù hợp: địa điểm, nhiệt độ, môi trường… thuận tiện cho việc kiểm tra theo dõi.
Kết nối với hệ thống kiểm soát thông tin, theo dõi phù hợp với yêu cầu của mỗi doanh nghiệp.
Thiết kế và lắp đặt tủ điện
Việc thiết kế lắp đặt tủ cần có đội ngũ chuyên nghiệp am hiểu kỹ thuật chuyên sâu để hệ thống luôn hoạt động. Dưới đây ví dụ điển hình về thông số tủ ATS tham khảo

Hình ảnh tủ điện ATS

Cảm ơn bạn đọc đã ghé thăm !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.